Di sản Chernobyl Lunokhod

Theo như bộ phim tài liệu của Pháp có tựa đề Tank on the Moon, thiết kế Lunokhod đã được nhắc lại khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra ngày 26 tháng 4 năm 1986.[19] Robot điều khiển từ xa của Đông Đức chế tạo do có khối lượng nặng hàng chục tấn nên không thể hoạt động trên các phần còn lại của mái lò phản ứng. Không thể sử dụng lao động con người để xúc các mảnh vỡ vì các ca làm việc được giới hạn trong khoảng thời gian chỉ 90 giây do bức xạ ion hóa cường độ cao.[20]

Nhà thiết kế Lunokhod khi đó đã nghỉ hưu đã được gọi trở lại để thiết kế chiếc xe tự hành thay thế. Ngày 15/7, hai xe tự hành đã được chế tạo, có tên gọi STR-1,[9] và gửi đến khu vực xảy ra thảm họa Chernobyl, giúp dọn sạch các mảnh vỡ có chứa phóng xạ. Vì thành tích này mà nhà thiết kế Alexander Kemurdzhianđã được tặng thưởng. Do có độ phóng xạ cực cao, nên cả hai robot STR-1 đều bị hỏng sau đó, và một lần nữa người ta phải sử dụng công nhân con người để dọn dẹp.[19][21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lunokhod http://www.cbc.ca/natureofthings/magazine2.html http://www.airspacemag.com/space-exploration/other... http://cabinet-of-wonders.blogspot.com/2009/02/lun... http://discovermagazine.com/1994/apr/theblocontheb... http://www.mentallandscape.com/C_CatalogMoon.htm http://www.mentallandscape.com/V_Cameras.htm http://www.rightpundits.com/?p=8415 http://www.space.com/21923-soviet-moon-rover-drivi... http://www.space.com/scienceastronomy/060327_myste... http://www.spacesafetymagazine.com/2014/01/16/ener...